Giải đáp những thắc mắc khi làm nến sáp bơ tại nhà

Làm nến sáp bơ tại nhà là một cách thú vị và sáng tạo để tạo ra những món quà độc đáo hoặc để dâng hương lễ chùa, dâng lễ cúng Phật. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải một số thắc mắc trong quá trình làm nến. Bài viết này Nguyên Liệu Nến Tuệ Đăng sẽ giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất để giúp bạn tạo ra những chiếc nến sáp bơ hoàn hảo.

Nến sáp bơ có thể bảo quản trong bao lâu?

Đối với những hũ nến thơm chưa được đốt, tuổi thọ của nến sẽ chủ yếu phụ thuộc vào loại sáp, tinh dầu được sử dụng cũng như là cách bảo quản và chăm sóc nến thơm. Nến sáp bơ thông thường sẽ có độ tan chảy thấp và có thể hóa nước ở 40 độ C.

Chất lượng nến sẽ bị giảm bớt nếu như sáp nến bị lỏng, lượng tinh dầu có trong nến cũng sẽ bay hơi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn để càng lâu thì khi sử dụng càng mau cháy hết và ít thơm. Hoặc trường hợp bạn để hũ nến trực tiếp ngay dưới ánh nắng mặt trời cũng sẽ làm giảm tuổi thọ và mùi hương của nến.

Như vậy với điều kiện bảo quản tốt và việc sử dụng đúng cách, nến sáp bơ hoàn toàn có thể được bảo quản từ một vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên, nếu như bạn để nến bị hư và không thể tiếp tục sử dụng được. Hãy thay thế chúng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

Giải đáp những thắc mắc khi làm nến sáp bơ tại nhà
Giải đáp những thắc mắc khi làm nến sáp bơ tại nhà

Có cần đun sôi sáp hay không?

Khi đun sáp, chỉ cần đun ở nhiệt độ thấp để sáp chảy lỏng. Không cần đun sôi sáp. Nhiệt độ tan chảy của sáp thông thường chỉ khoảng 45 – 60 độ C, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ sôi của nước (100 độ C).

Sáp là chất dễ cháy, nếu đun quá nóng sẽ dễ bắt lửa, dẫn đến nguy cơ hỏa hoạn. Vì vậy cần hết sức cẩn thận khi đun sáp. Nhiều vụ cháy xưởng nến xảy ra do sơ suất trong khâu đun nóng sáp quá mức, gây ra các vụ cháy nguy hiểm.

Xem thêm: Sai lầm thường gặp khi làm nến bơ thực vật tại nhà

Cách nấu sáp bơ, đèn bơ?

Sáp ongsáp cọ bột/vẩy có độ cứng cao hơn bơ, vì vậy cần đun chảy sáp ong và sáp cọ bột/vẩy trước, sau đó mới cho bơ vào.

Việc đun các nguyên liệu theo thứ tự từ cứng đến mềm giống như khi nấu ăn, nhằm đảm bảo tất cả các thành phần đều được tan chảy hoàn toàn.

Cần đun ở lửa nhỏ cho đến khi sáp ong và sáp cọ bột/vẩy tan chảy hoàn toàn, sau đó hãy cho bơ vào khuấy nhẹ rồi tắt bếp.

Những lưu ý cần khi nấu nến sáp bơ, đèn bơ:

  • Không đun ở lửa lớn vì dễ gây cháy sáp, rất nguy hiểm. Khuấy sáp nhẹ tay để tránh không khí vào tạo bọt khi nguội.
  • Nếu sáp ong và sáp cọ bột/vẩy chưa tan hoàn toàn trước khi cho bơ vào, khi nguội sẽ xuất hiện các đốm trắng.
  • Chỉ cần đun đến khi bơ vừa tan là được, đun lâu hơn sẽ khiến mùi hương tự nhiên của bơ bay hơi, làm nến bớt thơm.
  • Nếu muốn tăng thêm mùi hương cho nến, có thể cho thêm tinh dầu sau khi tắt bếp để hạn chế mùi bay hơi.

Xem thêm: Những combo làm đèn cầy sáp bơ rẻ nhất hiện nay

Tại sao khi đun sáp bơ không được đậy nắp?

Lời khuyên cho bạn khi đun nến sáp bơ là không được đậy nắp, đồng thời cần lưu ý những điều sau:

  • Nhiệt độ tan chảy của sáp thường từ 40 đến 75 độ C, tùy loại sáp.
  • Sáp có thể chảy lỏng khi phơi nắng trưa, do đó không cần đun sôi.
  • Khi đun sáp, tuyệt đối không được đậy nắp, vì như vậy sẽ khó quan sát được độ chảy lỏng của sáp, dễ dẫn đến cháy sáp.
  • Nên đun sáp ở lửa nhỏ, chỉ khi sáp đã chảy lỏng hoàn toàn thì mới tắt bếp.
  • Nếu sơ ý để sáp đun quá nóng đến độ sôi sủi tăm, sáp sẽ bắt cháy rất nguy hiểm.
  • Nhiều vụ cháy xưởng nến xảy ra do sơ suất trong khâu đun nóng sáp, đây là điều rất cần lưu ý.
  • Vì vậy, cần phải hết sức cẩn thận và nắm rõ các biện pháp phòng cháy chữa cháy khi đun nấu sáp, để có thể ứng phó kịp thời khi có sự cố.
  • Khi đun sáp, cần phải chú ý hơn so với khi nấu ăn, vì sáp là chất dễ cháy.
  • Nên sử dụng các dụng cụ phù hợp như nồi, ca, ấm inox và điều chỉnh được độ nóng, tránh dùng bếp than hoặc lò vi sóng.
Lời khuyên khi đun nến sáp bơ
Lời khuyên khi đun nến sáp bơ

Xem thêm: Giải đáp những thắc mắc khi làm nến sáp bơ tại nhà

Có được khuấy sáp không?

Cần lưu ý khi đun chảy sáp, cần khuấy nhẹ để đảm bảo sáp tan đều. Bạn cũng cần thực hiện theo những chỉ dẫn sau khi làm nến sáp bơ:

  • Trước khi hâm nóng lại hoặc rót sáp, cũng cần khuấy nhẹ để tránh các thành phần trong sáp lắng xuống đáy.
  • Khi khuấy sáp, cần chú ý khuấy nhẹ tay, không được khuấy mạnh quá.
  • Khuấy mạnh sẽ khiến không khí vào bên trong sáp, khi sáp nguội sẽ xuất hiện nhiều bọt khí.
  • Điều này khác với làm bánh bông lan, khi muốn bánh có kết cấu tơi xốp thì cần khuấy mạnh.
  • Trường hợp cần tạo kết cấu sáp tơi xốp hoặc sáp gel có nhiều bong bóng khí, thì có thể khuấy nhiều lần và khuấy mạnh tay.

Đối với việc đun chảy và gia công sáp thông thường, chỉ cần khuấy nhẹ tay là đủ.

Không có mô tả ảnh.

Có cần đun cách thủy sáp bơ hay không?

“Đun cách thủy sáp” có nghĩa là đặt ca đựng sáp vào giữa một nồi nước, sau đó đun nóng. Sáp rất kỵ nước, nếu để nước tràn vào ca đựng sáp, sáp sẽ phát ra tiếng kêu “tí tách”, tương tự như khi có nước rơi vào dầu đang nóng.

Nếu sáp bị đun nóng quá mức thì sáp pha màu sẽ bị phai màu hoặc thậm chí bị khét. Hoặc sáp có thể bất ngờ phựt cháy, rất nguy hiểm, bởi đã có nhiều vụ cháy xưởng nến liên quan đến việc đun sáp quá nóng.

Nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C, trong khi nhiệt độ nóng chảy của sáp thông thường chỉ từ 45 – 60 độ C. Vì vậy, mục đích của việc đun cách thủy sáp là giữ sáp luôn ở trạng thái lỏng mà không bị quá nóng và duy trì được màu sắc ổn định của sáp.

Xem thêm: Xử lý 5 phút mọi vấn đề khi làm nến bơ Organic tại nhà

Đun nấu sáp theo thứ tự đúng nào?

Giống như khi nấu ăn, khi làm nến sáp bơ, khâu đun chảy các loại sáp cũng nên tuân theo nguyên tắc “cứng đun trước, mềm đun sau”. Được hiểu là, đầu tiên cần đun chảy các loại sáp có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, sau đó mới cho các loại sáp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn vào.

Nếu đun tất cả các loại sáp cùng một lúc, khi những loại sáp có nhiệt độ nóng chảy cao đã chảy lỏng ra, các loại sáp có nhiệt độ nóng chảy thấp sẽ bị khét. Xếp theo thứ tự nhiệt độ nóng chảy từ cao xuống thấp:

Cách nấu đèn bơ cúng Phật đúng cách
Cách nấu đèn bơ cúng Phật đúng cách

Nhóm có nhiệt độ nóng chảy cao:

  • Phụ gia AC6: khoảng 100 độ C
  • Sáp ong: khoảng 75 độ C
  • Sáp dẻo (sáp paraffin dẻo): khoảng 75 độ C

Nhóm có nhiệt độ nóng chảy trung bình:

  • Sáp paraffin tinh luyện hoàn toàn: khoảng 60 độ C
  • Sáp paraffin bán tinh luyện: khoảng 55 độ C
  • Phụ gia stearic acid: khoảng 55 độ C

Nhóm có nhiệt độ nóng chảy thấp:

Qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ được cách đun nấu nến sáp bơ thơm đúng chuẩn. Nếu còn thông tin nào cần được giải đáp, hãy liên hệ cho Nguyên Liệu Nến Tuệ Đăng qua số hotline 𝟎𝟗𝟕.𝟐𝟎𝟐.𝟏𝟎𝟔𝟖 để được hỗ trợ chi tiết nhé! 

Xem thêm: Cách thắp đèn nến bơ để không bị tắt giữa chừng

————————————————–
🌸 NGUYÊN LIỆU NẾN TUỆ ĐĂNG🌸
🏡 795 Nguyễn Khoái Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội.
📩 Email : nguyenlieunentuedang@gmail.com
☎ Hotline 097.202.1068 (Zalo)
🛒 𝐒𝗵𝗼𝗽𝗽𝗲 : https://tinyurl.com/r28cjyws
🌍 Fanpage: https://www.facebook.com/nenboorganic
🌐 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞 : http://nguyenlieulamnen.com.vn

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm nến bơ Handmade tại nhà 

 

 

Bài viết liên quan

Chọn cốc làm nến như thế nào để đảm bảo phù hợp với nhu cầu?

Th3

2024

28

Chọn cốc làm nến như thế nào để đảm bảo phù hợp với nhu cầu?

28/03/2024

Cốc làm nến không chỉ là dụng cụ để đựng nến mà còn làm tăng thẩm mỹ cho sản phẩm. Trên thị trường có khá nhiều loại cốc để làm nến nên nhiều bạn chưa biết cách chọn sao cho phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu về cách chọn cốc đảm bảo […]

Đọc thêm
Ưu nhược điểm của các loại sáp làm nến thường dùng?

Th3

2024

26

Ưu nhược điểm của các loại sáp làm nến thường dùng?

26/03/2024

Nến cúng dường là vật phẩm tâm linh không thể thiếu trong các nghi lễ tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, với sự đa dạng của các loại sáp nến trên thị trường, việc lựa chọn loại sáp phù hợp có thể khiến nhiều người băn khoăn. Bài viết này sẽ giới thiệu các […]

Đọc thêm
Mách bạn cách làm nến bơ cúng Phật đơn giản chỉ trong 5 phút

Th3

2024

23

Mách bạn cách làm nến bơ cúng Phật đơn giản chỉ trong 5 phút

23/03/2024

Nến bơ cúng Phật là một trong những phong tục tôn kính và mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong đời sống tâm linh của nhiều người Phật tử. Trong bài viết này, hãy cùng Nguyên liệu nến Tuệ Đăng khám phá cách làm nến bơ cúng Phật từ việc chọn lựa nguyên liệu […]

Đọc thêm
Cách làm nến bơ tại nhà nhanh chóng cho người bận rộn

Th3

2024

22

Cách làm nến bơ tại nhà nhanh chóng cho người bận rộn

22/03/2024

Nến bơ là một loại nến đang dần chiếm được sự tin tưởng và sử dụng hiện tại. Vì đặc tính thân thiện với môi trường, an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Vậy thì cách làm nến bơ tại nhà liệu có cầu kỳ hay khó không? Hôm nay hãy cùng Nguyên liệu […]

Đọc thêm