Với phương châm LÀM GIÀU là YÊU NƯỚC!
Vì Đất Nước muốn hùng mạnh thì Nhân Dân phải giàu có!
Thầy có nhận được một tham vấn từ một Phật tử trên trang rằng: “Phật tử có được làm giàu hay không?!”
Đây là một vấn đề nhiều nhạy cảm và đa chiều, sẽ có nhiều luồng quan điểm trái nghịch nhau, nhưng hôm nay thầy muốn chia sẻ quan điểm của cá nhân mình về vấn đề kể nói!
– Trước hết! Ta cần định nghĩa thế nào là Giàu Có! Giàu Có là trạng thái một người có sở hữu dư thừa so với nhu cầu hiện tại! Vậy thì có rất nhiều hình thức biểu thị của Giàu Có!
– Có người Giàu có về mặt tình cảm, họ đa cảm đa sầu, thương yêu nhiều mảnh đời bất hạnh chung quanh!
– Có người Giàu có về kiến thức, họ học tập và dung nạp rất nhiều kiến thức bổ ích trong đời vào tâm trí họ, nhưng mỗi ngày họ chỉ sử dụng một phần rất nhỏ trong số đó!
– Dạng thứ ba là Giàu có về vật chất! Họ tích luỹ được một tài sản đủ lớn hơn nhu cầu cần thiết của bản thân trong hiện tại!
Vậy thì câu hỏi không đề cập đến hình thái giàu có nào, thầy lấy tỉ dụ là đề cập đến hình thái vật chất!
Đức Phật từng dạy chúng ta rằng: Tất cả mọi việc trong đời diễn ra đều không nằm ngoài Nhân – Quả!
Vậy thì: Mùa xuân không gieo, Mùa hạ không mọc, Mùa thu không gặt, Mùa đông đói meo!
Đây – là quan hệ của Nhân Quả!
“Làm khi lành, để dành khi đau” – Đây là mối quan hệ của Nhân – Quả!
Vậy thì sơ khởi mà luận thì Đức Phật dạy ta nên biết nghĩ cho tương lai!
Mà tương lai của mỗi người lại phụ thuộc vào Nghiệp!
Mà Nghiệp là thứ ta gieo tạo trong vô minh của quá khứ (có thể là quá khứ của kiếp này, mà cũng là của rất nhiều kiếp trước)!
Quá khứ của kiếp này có thể ta vẫn còn nhớ đến, nhưng quá khứ của các kiếp trước ngoài các vị A La Hán ra, phàm phu làm sao để biết?!
Và vì không biết nên là “một ẩn số”!
Nếu nó là một ẩn số thì (kết quả là không thể đoán định)!
Cho nên, nếu ta nói: Tôi là Phật tử, Phật dạy tôi là không cần tích luỹ tài bảo, xem thường vật chất, mọi việc đều có số mệnh an bày rồi, giàu nghèo có nhân quả hết rồi! Thì đây là một lời suy diễn hoàn toàn sai trái!
Nhân – Quả có nhân kiếp trước, quả kiếp này!
Nhưng phần lớn Nhân Quả đến với ta chính là do Nhân kiếp này và Quả kiếp này!
Vì tuổi trẻ sống buông thả, phung phí, nên tuổi già túng thiếu, nghèo khó! Đây là một dạng Nhân Quả hiện đời đâu cần đoán định!
Sẽ có một vài trong số hàng triệu người có kết quả khác biệt, nhưng nó không phải đi ngược lại mối quan hệ nhân quả, mà do may mắn là Nhân kiếp trước còn tốt nên không phải chịu quả kiếp này!
Đức Phật dạy ta bố thí để làm gì?!
Để làm giàu chứ để làm chi!?
Nhưng không phải làm giàu cho tài bảo, gia sản, vật chất! Mà là làm giàu cho Phước Đức chính mình, làm giàu cho Chánh Nghiệp của chính mình!
Nhưng không có tài bảo, vật chất thì ta phải có các thứ khác giàu có để bố thí! (Như kiến thức, tư duy, tình cảm…)
Vậy chung quy lại, Phật chẳng những không khuyên cấm ta Làm Giàu mà còn khuyến tấn mỗi người cố gắng làm giàu!
Vậy thì Bố Thí là một dạng chuyển đổi giữa các hình thái Giàu Có!
Phật dạy ta nên quân bình sự Giàu có đó!
Tức là khi ta Giàu về tài bảo, vật chất, ta bố thí để làm giàu cho Phước Đức!
Hoặc ngược lại, một người có sự giàu có về Phước Đức thì kiếp này hoặc kiếp sau lại được tái sanh sống đời Giàu có về vật chất!
Một người thông thái (Giàu có về kiến thức) họ sẽ biết cách làm cho họ Giàu có về vật chất!
Một người giàu có về vật chất, lại có nhiều điều kiện thuận lợi để tích luỹ về kiến thức, phước đức!
Cân bằng các hình thức giàu có này! Đó chính là Trí Tuệ!
Phật dạy ta cách cân bằng nó, không phải dạy ta ghét bỏ nó, càng không phải dạy ta đi ngược lại lý Nhân – Quả của chánh pháp!
Vậy thì, bất kỳ một ai nói: Làm giàu là SAI, là KHÔNG ĐÚNG lời Phật dạy – đều là lời sằng bậy!
Cớ sao Phật dạy tỳ kheo từ bỏ mọi sở hữu vật chất?!
Vì Phật muốn họ tiến bộ nhanh nhất trên con đường Trí Tuệ!
Khi đó có thể bố thí tất cả những vật chất mình sở hữu để đổi lấy Phước Đức cho chính mình!
Từ phước đức lớn lao này, sẽ giúp cho hành giả sớm chứng ngộ được chánh đạo vô thượng!
Còn Phật tử đang sống trong đời!
Nếu chưa làm giàu được Phước Đức thì nên làm giàu về kiến thức, tình cảm, vật chất để khi cần thiết có thể chuyển đổi lẫn nhau!
Chứ không phải phó mặc cho số mệnh hay phán bừa tại Nhân Quả!
Tất nhiên, trong tất cả mọi phương pháp tích luỹ để giàu có đều là chân chánh thì mới gọi là giàu có!
– Bố thí mà không chân chánh – không có được Phước Đức!
– Tình cảm mà không chân thành – không có được Chánh tâm!
– Nhiều tiền mà bất chánh – không thể giữ được dài lâu!
Chúc tất cả một ngày mới an lạc, tinh tấn!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!!
NAM MÔ LỤC TÔN PHÁP TỔ THẤT SƠN CHI PHẬT!!!