Sáp Bơ Thực vật Nguyên Liệu Làm Nến Bơ

BƠ THỰC VẬT – VEGETABLE BUTTER

Đặc điểm của sáp bơ thực vật trong sản xuất nến

– Sáp Bơ thực vật là thực phẩm, ăn được

– Sáp Bơ thực vật được sản xuất từ dầu thực vật (dầu cọ tinh luyện) và hương bơ tự nhiên

– Bơ nguyên chất (lạt, không muối, không đường, không gia vị) mới cháy tốt. Bơ có gia vị: khi thắp, sẽ bị lụi tắt, vì gia vị không phải là chất cháy

– Bơ thường dùng làm nến cúng Phật, nến thơm tự nhiên

sap-bo-thuc-vat

Nhiệt độ nóng chảy sáp bơ thực vật : rất thấp, khoảng 40 độ C.

– Khi thời tiết nóng, bơ sẽ chảy lỏng. Do đó cần bảo quản ở nơi mát.

– Bơ dễ cháy: dùng tim/ bấc cỡ nhỏ.

– Làm tăng độ cứng, tức là tăng độ nóng chảy của bơ, bằng cách pha thêm các sáp khác cứng hơn như sáp cọ, sáp ong, sáp parafin:

* Tỉ lệ pha càng nhiều, hỗn hợp bơ sẽ càng cứng, càng khó cháy.

→ Dùng tim / bấc cỡ lớn hơn, hoặc cắm nhiều tim/bấc nếu hũ nến to rộng.

* Trong các loại sáp, sáp cọ bột / vảy và sáp ong kết hợp với bơ sẽ vừa cứng, vừa phẳng mịn (rót bù thêm lần nữa)

* Các sáp khác pha vào bơ sẽ sần sùi, nổi đốm trắng.

Lưu ý: Không đun nấu ở nhiệt độ cao so với nhiệt độ nóng chảy của sáp.

Không đun nấu thời gian lâu, để tránh tích nhiệt làm gia tăng nhiệt độ. Vì sẽ làm sáp phựt lửa bốc cháy, rất nguy hiểm.

Sáp Bơ thực vật là một dạng nhũ tương

→ Không đổ khuôn (vì bơ dính khuôn không lấy ra được)

→ Cần đổ đựng như vỏ tealight, ly cốc hũ (vì bơ mềm)

sap-bo-lam-nen

sáp bơ khi nấu đông trộn thêm thành phần sáp 

Lưu ý màu sắc và mùi hương của bơ thực vật khi sản xuất nến

Màu sắc: Khi sản xuất nến cần lưu ý màu của bơ thực vật là màu vàng tự nhiên -> khó pha màu khác vào bơ

Mùi: Thơm mùi bơ tự nhiên → không cần pha thêm mùi

– Nếu muốn nến bơ thơm hơn nữa, thì thêm mùi hương bơ hoặc mùi hương vani, sau khi tắt bếp, để hạn chế mùi bay hơi do nóng. Do vậy không nên pha mùi lúc sáp còn quá nóng, pha mùi hương là bước cuối cùng, bảo quản sáp nến ở nơi mát

Hướng dẫn bảo quản nến bơ:

– Đậy kín, để tránh bụi bẩn, côn trùng và động vật gặm nhấm.

– Để nơi khô, mát.

– Tránh ánh nắng trực tiếp.

– Không để gần nơi có nhiệt độ cao (bếp, lửa, cốp xe,…)

– Bơ để ăn hạn dùng khoảng sáu tháng. Tuy nhiên nếu bơ dùng với mục đích làm nến có thể để đến ba năm.

Bài viết liên quan

No Image

Th3

2024

19

Những combo làm đèn cầy sáp bơ rẻ nhất hiện nay

19/03/2024

Đèn cầy sáp bơ là một trong những đồ cúng dường mà nhiều gia chủ sử dụng. Khách hàng có thể dễ dàng tìm mua các loại đèn cầy trên thị trường với mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, nhiều người lại ưa thích tự làm tại nhà hơn cả. Bài viết này sẽ giới thiệu […]

Đọc thêm
No Image

Th3

2024

10

Sáp cọ làm nến có đặc điểm gì và mua ở đâu chất lượng?

10/03/2024

Sáp cọ là một nguyên liệu tự nhiên ngày càng được ưa chuộng khi làm nến. Đặc biệt là tính chất không bị co ngót nhưng cũng không quá cứng như sáp ong. Nhưng tất nhiên, tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào nơi mua sáp cọ làm nến có chất lượng hay không. […]

Đọc thêm
Sáp làm nến Chọn loại sáp nào tốt nhất

Th1

2024

17

Sáp làm nến Chọn loại sáp nào tốt nhất

17/01/2024

Trong làm nến, có nhiều loại sáp phổ biến được sử dụng để tạo ra các chiếc nến đa dạng về màu sắc, mùi thơm và chất lượng cháy. Dưới đây là một số loại sáp làm nến thường được sử dụng trong nghệ thuật làm nến: Sáp Paraffin: Ưu điểm: Giá thành rẻ, cháy […]

Đọc thêm
Hướng dẫn cách làm nến bơ Handmade tại nhà

Th4

2023

19

Hướng dẫn cách làm nến bơ Handmade tại nhà

19/04/2023

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM NẾN BƠ ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ – Muốn bơ đông lại dễ vận chuyển, pha thêm sáp cọ bột/vẩy và sáp ong: vừa cứng, vừa phẳng mịn. – Sau khi nguội, nến sẽ khô nứt, rút lõm xuống, cần phải rót bù thêm lần nữa, cho bề mặt nến được phẳng […]

Đọc thêm